Bạn dự tính mua một bộ máy tính bàn (Desktop) cũ nhưng chưa biết cách kiểm tra để lựa được máy còn sử dụng lâu dài. Hiệp Đạt xin chia sẻ một số kinh nghiệm giúp bạn lựa chọn chiếc máy tính chất lượng tốt với giá cả phù hợp..
1/ Chọn cửa hàng bán máy tính cũ uy tín
Kinh nghiệm đầu tiên mà Hiệp Đạt muốn chia sẻ đó là… bạn nên đi cùng những người có kinh nghiệm về máy tính. Lắng nghe những tư vấn, và nhờ người đi cùng test máy kỹ trước khi mua máy.
Nhưng nếu bạn không am hiểu sâu về cấu hình máy tính mà muốn tự mình đi mua thì nên tìm kiếm những cửa hàng bán máy tính cũ uy tín, chính sách bảo hành tốt. So sánh về giá cả, thời gian bảo hành, những feedback (phản hồi) thật của những khách hàng đã mua máy trước đó.
2/ Các bước kiểm tra tổng thể bộ máy tính
Một chiếc máy tính bàn, máy tính đồng bộ được tạo nên từ nhiều món linh kiện nhưng khi test máy bạn cần quan tâm trước hết đó là mainboard (bo mạch chủ), chip vi xử lý (CPU), ổ cứng, RAM, card đồ họa (VGA).
A. Kiểm tra mainboard
Bạn nhìn kỹ bảng mạch của mainboard xem các đầu tụ có bị đắp mối hàn hay không. Nhìn chân khay lắp CPU Core, khay RAM có bị xỉn màu, cháy xém đen, hoặc bong mối hàn không? Nếu thấy các tình trạng trên thì không nên mua vì rất có thể mainboard đã quá cũ hoặc đã qua sửa chữa.
Tiếp tục kiểm tra hoạt động của mainboard bằng cách ấn nút reset máy khởi động window 5 – 6 lần xem máy tính khởi động trơn tru hay không? Có bị báo lỗi màn hình đen (bootscreen) hay không? Nếu máy tính phản hồi nhanh thì chứng tỏ main vẫn còn tốt.
B. CPU Core – Chip vi xử lý
Tiếp đến là chip vi xử lý (CPU). Bạn yêu cầu người bán gỡ con chip ra xem các chân tiếp xúc nếu màu còn mới và các chân thẳng là ổn. Gắn chip CPU trở vào và reset máy để xem hoạt động của quạt tản nhiệt được lắp ngay bên trên chip CPU. Vào window kiểm tra tốc độ xử lý thực của CPU Core bằng cách click chuột phải vào biểu tượng My Computer -> chọn Properties.
Tuy nhiên thông tin này có thể chỉnh sửa trong phần Registry của Windows. Để chắc chắn bạn cài đặt phần mềm CPU-Z , nó sẽ tự dò thông tin chuẩn xác nhất.
C. Kiểm tra lỗi ổ cứng
Lời khuyên là bạn lựa chọn lắp ổ SSD để cài đặt win hệ thống cho máy tính giúp load nhanh hơn gấp 3, 4 lần ổ thường HDD.
Giờ chúng ta hãy cùng xem các bước kiểm tra ổ cứng nào. Khởi động máy, cài phần mềm Victoria for Windows: Mở phần mềm vào tab Standard -> Chọn Model ổ cứng hiển thị -> tab Smart chọn Get SMART (phần quản lý thông minh của HDD). Nếu phần mềm báo good là OK, còn hiển thị BAD là ổ cứng có vấn đề, sang tab Test chọn -> Start để quét toàn bộ bề mặt đĩa và cách nhận biết chất lượng ổ đĩa.
D. Card màn hình
Khi mua máy tính cũ, ngoài những bộ phận main, CPU Core, RAM thì card đồ họa (VGA) cũng quan trọng không kém. Chú ý đến ngoại hình bạn sẽ đoán được môi trường hoạt động và tuổi thọ của card đồ họa. Nếu thấy đóng bụi quá nhiều thì bạn nên yêu cầu người bán vệ sinh sạch sẽ và tiếp tục xem đến những chi tiết khác.
Bạn hãy kiểm tra các quạt tản nhiệt còn hoạt động bình thường không. Chú ý kĩ trên thiết bị có rỉ sét hoặc mốc trên lớp tản nhiệt. Nếu có thì chứng tỏ chiếc card đồ họa này đã hoạt động trong môi trường có độ ẩm cao, hãy yêu cầu đổi ngay. Bên cạnh đó bạn cần xem bản mạch có bị chấm mối hàn trên các tụ cảm biến hay không nhé. Đến đây là ổn cho các bước check ngoại hình của VGA.
Thao tác kiểm tra cuối là cài phần mềm check đồ họa như Furmark, Heaven để kiểm tra độ ổn định và nhiệt độ hoạt động của card VGA.
E. Kiểm tra RAM
Ta dùng cách bật cùng lúc thật nhiều tác vụ và phần mềm để máy tính sử dụng tối đa bộ nhớ RAM đang có. Việc này có thể kiểm tra được bộ nhớ có bị lỗi ở bất kỳ ô nhớ nào hay không. Bạn có thể dùng cách bật thật nhiều cửa sổ Windows Explorer (Phím Windows + E) cho đến khi nào máy báo đầy bộ nhớ, nếu không bị khởi động lại hoặc màn hình xanh thông báo lỗi là ổn.
F. Nguồn máy tính – PSU
Tiếp đến là kiểm tra bộ nguồn máy tính – PSU xem đã bị bung tem hay trầy các ốc vít chưa. Bật máy và kiểm tra khi chạy có phát ra tiếng hú, tiếng ồn bất thường, mùi khét, hay nhanh nóng không?
Lời kết
Như vậy, Hiệp Đạt đã chia sẻ những kinh nghiệm kiểm tra khi đi mua máy tính bàn cũ. Hi vọng bài viết sẽ giúp bạn trang bị một số kiến thức cơ bản khi đi mua máy tính bàn, máy tính bộ cũ đã qua sử dụng. Chúc bạn sẽ tìm được một bộ PC chất lượng, sử dụng lâu bền và giá cả hợp lý.